Tiếp tục bài viết "Đồng hồ Pobeda: Sự đặc sắc đến từ những chiếc kim rốn", xin gửi đến độc giả phần 2 của bài viết.
Lưu
ý rằng tại Nhà máy đồng hồ số 1, đồng hồ Pobeda được sản xuất cho đến đầu những
năm 1960. Nhân tiện, phiên bản Pobeda đầu tiên của nhà máy Petrodvorets (nhà máy đồng hồ Raketa) trên mặt
số có triện TTK-1, điều này rõ ràng đã chứng minh rằng, những chiếc đồng hồ đã
được nhà máy cho ra mắt trước năm 1954, chính vì vậy đây là những mẫu đồng hồ rất
đáng để sưu tầm.
Đồng hồ Pobeda sản xuất tại nhà máy TTK (Nhà máy Raketa), năm 1954 |
Các
kỹ sư chế tác đồng hồ đã tạo ra một số cải tiến trong thiết kế caliber K-26, đặc
biệt là việc cho ra mắt phiên bản Pobeda với kim giây trung tâm sử dụng calibre
2608 đã được phát triển dựa trên caliber K-26.
Tuy
nhiên, theo các chuyên gia, việc sản xuất những chiếc đồng hồ Pobeda đeo tay với
kim rốn vẫn còn phổ biến, việc sản xuất những chiếc Pobeda với kim giây trung
tâm chỉ chiếm một phần mười tổng sản lượng của những chiếc đồng hồ mang thương
hiệu này, từng được sản xuất.
Đồng hồ Pobeda mặt đen với cọc số dạ quang sản xuất tại nhà máy Petrodvorets, năm 1965. Nguồn: www.ussrtime.com |
Các
nhà máy đồng hồ khác cùng với nhà máy đồng hồ số 1 (MCHZ 1) đã tham gia vào việc
hoàn thiện dự án K-26. Ví dụ, trong những chiếc Pobeda sản xuất bởi 1MCHZ,
Petrodvorets và ChChZ đã trang bị cho cỗ máy một thiết bị chống sốc trên trục
cân bằng, cơ chế này được đưa vào trong cả những chiếc Pobeda kim giây nhỏ (kim
rốn) và kim gây trung tâm, ngoài ra, những chiếc đồng hồ được phát hành với bộ
vỏ có khả năng chống bụi, cùng với đó là bộ kim và cọc số được phủ dạ quang.
Xin lưu ý một chút, trong một trích dẫn từ danh mục (catalog) của Raznoeksport 1953, rất
có thể, dạ quang được sử dụng trên bộ kim và cọc số là phốt pho radium, vì vậy
hãy cẩn thận khi sử dụng những chiếc đồng hồ này, bởi đây là những chất phát sáng
gây hại!!!
Đồng hồ Pobeda sản xuất tại nhà máy đồng hồ số 2 Moscow, năm 1957. Nguồn: www.ussrtime.com |
Bắt
đầu từ những năm 1950, đồng hồ Pobeda xuất hiện với rất nhiều phiên bản thiết kế
mặt số khác nhau, một số trong số đó, do sự hiếm chúng đã trở thành mối quan
tâm của những nhà sưu tập đồng hồ Liên Xô, ví dụ, những chiếc Druzhba (tình bạn)
– tượng trưng cho mối quan hệ hữu hảo giữa Liên Xô và Trung Quốc lúc bấy giờ,
được sản xuất cho đến năm 1956, chắc sau này do mối quan hệ dần đi xuống nên
chúng không được tiếp tục sản xuất nữa.
Những
chiếc Pobeda Druzhba thực sự rất đẹp, và những nhà sưu tầm thường thích thú với
những kiểu mặt số sau: mặt số đen trắng hai màu (sản xuất tại nhà máy ZiM), mặt số kiểu quân đội màu đen (1MCHZ và 2MCHZ), mặt số được đánh dấu theo ngành
(ZiM), mặt số kiểu Bồ Đào Nha (1MCHZ, ChChZ), với một ngôi sao trên mặt số
(ZiM, có một phiên bản ấn tượng của những chiếc đồng hồ như vậy với mặt số màu
đen) hoặc biểu tượng của một nhà máy đặt trong hình thoi (Petrodvorets).
Đồng hồ Pobeda mặt số hai mà sản xuất tại nhà máy ZiM, những năm 50. Nguồn: www.ussrtime.com |
Đã
nhiều năm trôi qua kể từ ngày ra mắt nhưng những chiếc đồng hồ Pobeda vẫn không
mất đi giá trị của mình. Cho đến đầu những năm 2000 – những chiếc Pobeda dựa
trên caliber K-26, được sản xuất bởi nhà máy ZAV mang tên Maslennikov, tuy
nhiên, cần phải công nhận, trong vài thập kỷ qua, chất lượng hiệu suất của chiếc
đồng hồ này rõ ràng không đạt được yêu cầu, dù trước đó nó đã từng là huyền thoại.
Gần
đây nhất, vào năm 2015, nhà máy Petrodvorets đã nối lại việc sản xuất đồng hồ
Pobeda, tuy nhiên thật đáng buồn chúng lại sử dụng cỗ máy thạch anh, chứ không
phải là cơ khí như trước đây. Với cá nhân tôi có lẽ đây là kết thúc buồn cho
thương hiệu huyền thoại một thời. Tôi vẫn hi vọng, trong tương lai, khi nền
kinh tế Nga hồi phục sẽ kéo theo nền công nghiệp sản xuất đồng hồ phát triển trở
lại, như đã từng làm mưa làm gió ở thập niên 60 của thế kỷ trước.
Cuối
cùng chúc toàn thể bạn đọc đón ngày lễ chiến thắng vui vẻ bên người thân, mong
cho dịch bệnh Covid-19 nhanh kết thúc, để cá nhân tôi cũng như mọi người có thể
tận hưởng một mùa hè tuyệt vời.
Bài viết liên quan:
Theo dõi kênh review đồng hồ Liên Xô của mình tại đây
Bình Luận