Nhân
kỷ niệm 75 năm chiến thắng Phát xít Đức hôm nay mình xin gửi đến bạn đọc theo
dõi blog watchussr bài viết “Đồng hồ Pobeda. Sự đặc sắc đến từ những chiếc kim
rốn”.
Thời
đại Xô Viết để lại cho nước Nga nói riêng và thế giới nói chung một di sản đồng
hồ to lớn với những nét đặc sắc rất riêng mà có lẽ không nơi chế tác đồng hồ
nào trên thế giới có thể lặp lại. Từ những năm 1930 đến cuối những năm 1990, đã có mười
chín doanh nghiệp nhà nước tham gia sản xuất ra những chiếc đồng hồ khác nhau, đôi khi chúng được sao chép lại chính của nhau do đặc thù của nền
kinh tế chỉ huy, tuy nhiên mỗi doanh nghiệp vẫn có những nét riêng biệt để
thích nghi với thị trường. Trong thời kỳ các dây chuyền sản xuất công nghiệp tối
ưu hóa hàng chục caliber được đưa vào sản xuất đại trà chính điều này đã trở
thành cơ sở cho việc tăng tốc độ lắp ráp và hoàn thiện đồng hồ. Chính vì thế đã
có hàng triệu bản được sản xuất dưới nhiều thương hiệu đồng hồ khác nhau, và
người ta ước tính được có khoảng trên dưới một trăm thương hiệu đã ra đời trong
vỏn vẹn 60 năm lịch sử tồn tại ngành công nghiệp đồng hồ Liên Xô.
Nguồn: www.ussrtime.com
Trong
tất cả các di sản rộng lớn, thật đáng tiếc khi những thông tin đáng tin cậy bị
thiếu hoặc bị giấu kín do đặc thù xây dựng ngành công nghiệp đồng hồ Liên Xô dựa
trên cơ sở kinh tế chỉ huy, kế hoạch. Trong sự vận hành này những công thức kế
toán và sự kiểm soát hoạt động của các nhà máy luôn bị giám sát bởi những quan
chức trong xã hội chủ nghĩa, điều này dẫn đến sự làm việc chính xác như một chiếc
đồng hồ và đôi khi lại đánh mất đi sự sáng tạo trong công việc.
Bộ máy K-26 sử dụng trong những chiếc Pobeda. Nguồn: www.ussrtime.com |
Nói
qua một chút về lịch sử để nhấn mạnh rằng điều đó sẽ ảnh hưởng đến sự ra đời và
phát triển của những chiếc đồng hồ Pobeda. Bởi ngày kỷ niệm chiến thắng Phát
xít Đức đang đến gần, đó là lý do mà bài viết hôm nay tôi đề cập đến những chiếc
đồng hồ tuyệt vời này.
“Pobeda”
là một trong những thương hiệu đồng hồ thời Liên Xô không gắn liền với một
doanh nghiệp cụ thể. Sự ra đời của thương hiệu này được bao quanh bởi các truyền
thuyết – đến mức người ta tin rằng các nhà chức trách cao nhất của Liên bang Xô
Viết, mà đại diện lúc bấy giờ Stalin đã tự tay phê duyệt thiết kế, cũng như một
số đặc điểm kỹ thuật của chiếc đồng hồ thời điểm nó ra đời.
Điều
đó có đúng hay không – tôi không thể khẳng định, ít nhất là cho đến khi tôi nhận
được các bản sao của tài liệu lưu trữ có liên quan trong tay, hiện tại thì tôi
chỉ biết hi vọng rằng chúng tồn tại. Vì vậy, theo truyền thuyết, quyết định sản
xuất những chiếc đồng hồ Pobeda đã được đưa ra vào mùa xuân năm 1945 như một lời
dự báo cho chiến thắng, và các bản sao đầu tiên đã được phát hành trong quý đầu
tiên của năm sau đó, tức năm 1946.
Với
thời hạn này, việc chuẩn bị cho việc sản xuất hàng loạt đồng hồ cơ truyền thống
hầu như không thực tế và khả thi bởi những sự tàn phá khủng khiếp của chiến
tranh, cùng với đó là những mất mát mà Liên Xô phải gánh chịu, nhưng thực tế, sự phát triển
của đồng hồ đã bắt đầu ngay cả trước chiến tranh, cụ thể vào năm 1936, khi
có sự tham gia của các chuyên gia từ công ty đồng hồ Pháp Lip SA d'Horlogerie ở
Penza, cơ sở của Nhà máy mang tên Frunze đã tạo ra những chiếc đồng hồ đầu tiên từ con số
0.
Công
ty Lip, theo hợp đồng, cũng cung cấp cho phía Liên Xô tài liệu kỹ thuật cho một
số cơ chế, bao gồm một caliber R26 (R – round, tròn), sau đó nhà máy bắt đầu tự
chủ và phát triển thành caliber K-26 (K – круглый, vòng tròn). Đó là calibre tầm cỡ đầu
tiên được lắp trên những chiếc Pobeda, Sau đó người ta đã tạo ra một biến thể
là caliber 2602 với kim giây ở trung tâm.
Việc
sản xuất, dễ hiểu, đã bị dừng lại vào năm 1939 do Chiến tranh thế giới thứ hai
bùng nổ - người Pháp đã bại trận trước sức mạnh hủy diệt của Phát xít lúc bấy
giờ, tuy nhiên trong hoàn cảnh đó một dự án khác được khởi xướng cùng với công
ty Lip – chiếc đồng hồ "Zvezda - ngôi sao" chạy caliber T-18. Sau này, dự án K-26 đã được khởi
động lại vào năm 1945, và thật thú vị, Nhà máy đồng hồ số 1 Moscow (lúc bấy giờ
mang tên Kirov) cũng bắt đầu sản xuất trở lại đầu năm 1946.
Chiếc Pobeda vỏ bằng bạc đúc sản xuất tại nhà máy Penza năm 1946. Nguồn: www.ussrtime.com |
Vậy
ai đã lãnh đạo dự án này, Penza hay Moscow? Rất có khả năng ngoài thành phần kỹ
thuật thì thiết kế của các mô hình ban đầu cũng được thỏa thuận, tương ứng
với truyền thuyết về sự chấp thuận cao nhất từ lãnh tụ tối cao của LB Xô Viết. Chiếc
đồng hồ mới với cái tên cũ "Pobeda” cọc số học trò với góc 12h sơn màu đỏ nổi bật
trên nền mặt số màu trắng mờ, kim giờ và kim phút làm các điểu vô cùng đẹp mắt. Đây là phiên bản đầu tiên của “Pobeda” sau chiến tranh, những chiếc Pobeda vở bạc ra mắt năm 1946 có thể nói giấc mơ ngọt ngào của những nhà sưu tập đồng hồ Liên Xô.
Cỗ máy 15 chân kính lên cót tay của chiếc Pobeda bạc đúc. Nguồn: www.ussrtime.com |
Từ
quan điểm kỹ thuật và thực tế, có thể nói rằng Pobeda là một dự án hoàn toàn
thành công – hộp cót với lò xo uốn lượn mạnh mẽ đã giúp cho cỗ máy tích cót được
34 giờ với khi lên full, bộ máy đơn giản, không rườm rà, cấu trúc vững chắc
trên 15 chân kính làm từ đá rubi giúp cho chiếc đồng hồ luôn hoạt động ổn định và bền
bỉ. Chính vì vậy, những chiếc đồng hồ “Pobeda” thường được sử dụng cho đến khi
nó bị hao mòn hoàn toàn, khi mọi sửa chữa đều vô nghĩa. Tất nhiên caliber K-26
cũng ghi nhận những khiến khuyết khi vận hành, một trong số đó là thiếu khả
năng chống sốc trên trục cân bằng.
Đồng hồ Pobeda cọc số 12h sơn đỏ, năm 1947. Nguồn: www.ussrtime.com |
Các
chân cân bằng dễ dàng bị phá vỡ, do đó, trong những chiếc đồng hồ Pobeda cũ,
thường lắp bánh xe cân bằng từ các cơ chế của các nhà máy khác điều này dẫn đến
sự thay đổi trong cấu trúc máy, đặc biệt là cầu nối. Đây là một cơn ác mộng thực
sự cho những nhà sưu tập muốn tìm kiếm những chiếc đồng hồ nguyên trạng! Ngoài
ra, điểm yếu của K-26 là trục của kim giây nhỏ quá mỏng và không có chân kính trung
tâm (trên trục của bánh xe phút), điều này ảnh hưởng khá lớn đến độ chính xác của
chiếc đồng hồ, đồng thời đẩy nhanh tốc độ hao mòn của máy.
Ngay
sau thanh công của viếc giới thiệu trở lại thương hiệu đồng hồ mang tính biểu
tượng của lịch sử - Pobeda, một bước ngoặt đã xảy ra với nhàu máy đồng hồ Penza.
Vào năm 1949, những nhà lãnh đạo đã quyết định định hướng lại việc sản xuất của
Nhà máy, theo đó nhà máy đồng hồ Penza chỉ tập trung sản xuất đồng hồ nữ, vì vậy
việc sản xuất đồng hồ Pobeda đã được chuyển từ Penza sang các doanh nghiệp khác
trong ngành.
Có
bằng chứng cho thấy vào năm 1949, nhà máy Penza đã sản xuất caliber K-26 và đồng
hồ “Pobeda” cho Chistopol (Nhà máy đồng hồ Chistopol) và Kuibyshev (Nhà máy
ZiM, Maslennikov), và Nhà máy Đồng hồ số 1 đã giúp thiết lập việc sản xuất đồng
hồ Pobeda cho nhà máy đồng hồ số 2 và nhà máy Petrodvorets (cho đến trước năm
1954, sau này được gọi là Nhà máy Cơ khí Chính xác Nhà nước đầu tiên – TTK-1).
Hết phần 1 ....
Bài viết liên quan:
Bài viết liên quan:
Video liên quan:
Bình Luận