Lịch sử phát triển ngành công nghiệp đồng hồ ở Nga. Phần 1: Nguồn gốc ra đời. Đồng Hồ Liên Xô Thursday, May 21, 2020 No Comment



Từ xưa đến nay đồng hồ Thụy Sĩ luôn được coi là tiêu chuẩn cho chất lượng và đỉnh cao của nghệ thuật cơ khí. Tuy nhiên, số lượng người thích đồng hồ Đức, đồng hồ Ý, đồng hồ Nhật, đồng hồ Mỹ cũng không ít. Vậy đồng hồ Nga thì sao? Liệu nước Nga có cung cấp cho thị trường những chiếc đồng hồ những chiếc đồng hồ đủ tốt? Như những bài viết trước đây về lịch sử các nhà máy sản xuất đồng hồ thời Xô Viết, cá nhân tôi có nhấn mạnh rằng ngành công nghiệp sản xuất đồng hồ ở Nga có những nét độc đáo của riêng mình, và tất nhiên không giống với bất kỳ nền công nghiệp chế tạo đồng hồ nào từng tồn tại trên thế giới, vậy hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về lịch sử chế tạo đồng hồ của Nga từ thủa sơ khai! Chúng ta có thể tự hào về bất cứ điều gì ngày hôm nay? Điều gì chờ đợi chúng ta vào ngày mai? Ngành công nghiệp đồng hồ của Nga đã có thời phát triển rực rỡ, vậy tại sao bây giờ chúng lại sụp đổ, để đến khi nhắc đến người ta chỉ nhớ đến những chiếc đồng hồ đã chế tạo từ 40-60 năm trước? Để tránh lặp lại những sai lầm trong quá khứ và giành chiến thắng ở thời điểm hiện tại, đồng thời hướng đến tương lai, tôi nghĩ, chúng ta phải cho mọi người biết rõ quá khứ. Vậy thì còn chần chừ gì nữa hãy bắt đầu nào!

Nữ hoàng Catherine II. Nguồn alltime.ru
Nga, giống như bất kỳ quốc gia nào khác, chiếc đồng hồ tạo ra đầu tiên ở đây không phải đồng hồ bỏ túi, và chắc chắn càng không phải là đồng hồ đeo tay. Đồng hồ đầu tiên được chế tạo ở Nga là đồng hồ tháp. Trong suốt nhiều thế kỷ, trong các trang biên niên sử đã thống nhất một dấu mốc vào năm 1404, trên tòa tháp đá của điện Kremlin người ta đã lắp đặt một chiếc đồng hồ rất nổi bật. Điều này đã được thực hiện theo yêu cầu của Hoàng tử Vasily (con trai của Dmitry Donskoy). Sự kiện này là điểm khởi đầu trong lịch sử ngành công nghiệp đồng hồ ở Nga.
Những chiếc đồng hồ tháp. nguồn: alltime.ru
Người tạo ra chiếc đồng hồ đầu tiên đó là cha đạo Lazar Serbin (Serbin là họ có nguồn gốc từ Serbia). Ông là một người hết sức bí ẩn, không ai biết về cách thức và nơi ông học chế tạo đồng hồ, cũng như cách ông thiết kết ra bộ máy cơ học tính giờ đầu tiên này cho nước Nga. Chỉ có một điều chắc chắn: vào thời điểm đó ở Moscow, người ta có thể gặp nhiều người Serbia và Hy Lạp, cũng như người Bulgaria đã rời khỏi Balkan do cuộc chiến với người Thổ Nhĩ Kỳ. Người Serbia và người Hy Lạp chuyển đến những nơi có cùng đức tin với họ, một trong số đó là Moscow bởi nước Nga lúc này theo đạo chính thống giáo phương Đông.

Vào thế kỷ XVI, đồng hồ đã xuất hiện trên nhiều tháp của các pháo đài và tu viện. Vì vậy, vào năm 1539, Simeon, một thợ làm đồng hồ từ Novgorod, đã chế tạo đồng hồ tháp cho Tu viện Solovetsky. Bộ máy của chiếc đồng hồ này đã bấm lỗ thời gian từ nửa giờ đến một giờ (tức là đồng hồ chạy chậm 0.5 đến 1h), các thiết lập của nó khác nhau cho thời gian ban ngày và ban đêm. Bộ máy của thợ sửa đồng hồ Simeon (hiện nay các nhà sử học vẫn tranh cãi về tên của người thợ sửa đồng hồ, tuy nhiên trong bài viết này tôi vẫn sẽ gọi là Simeon) đã được tạo với chất lượng cao đến mức nó trở nên nổi tiếng vượt xa khỏi biên giới Nga. Các bậc thầy về chế tác đồng hồ ở châu Âu đã đến xem cỗ máy này và đã công nhận chiếc đồng hồ tháp của tu viện Solovetsky là một trong những chiếc đồng hồ tháp tốt nhất ở châu Âu lúc bấy giờ. Đồng hồ của bậc thầy Simeon hoạt động cho đến đầu thế kỷ 20, tức là  gần 500 năm, hiện tại bộ máy của nó được lưu trữ trong Bảo tàng Kolologistsky ở Moscow cùng với bộ máy của đồng hồ tháp của Tu viện Nicolo - Perervinsky.
Thế kỷ XVII được đánh dấu bằng những tên tuổi và khám phá mới: tại Moscow, một hiệp hội các nhà chế tác đồng hồ độc lập bắt đầu hoạt động, tin đồn về sự sáng tạo của họ lan sang các thành phố và quốc gia khác. Từ những tòa tháp lớn đến ngón tay, người thợ kim hoàn đồng thời cũng là thợ sửa đồng hồ Moses Terentyev đã tạo ra một chiếc đồng hồ đặc biệt cho Sa hoàng vào năm 1620 – một chiếc nhẫn với khả năng hiểm thị giờ. Theo lệnh của Sa hoàng Aleksei Mikhailovich (cha đẻ của Fedor III, Ivan V, Pie Đại đế), một chiếc hộp độc đáo được trang trí bằng một chiếc đồng hồ đã được tạo ra.
Thế kỷ XVII, ngành công nghiệp đồng hồ tại đế quốc Nga đã phát triển rất hưng thịnh với các giải pháp kỹ thuật độc đáo và nguyên liệu xa xỉ. Người thợ thủ công mất nhiều năm chỉ để tạo ra một chiếc đồng hồ, đơn đặt hàng thưởng chỉ đến từ những nhà quý tộc, kém theo mức tiền công hậu hĩnh. Ví dụ, Catherine II (Catheine Đại đế) đã nhận được một chiếc đồng hồ được làm dưới dạng một nhạc cụ lyre, được làm bằng đồng mạ vàng. Đồng hồ được chế tạo ra như như một chiếc áo choàng thể hiện lòng trung thành và sự phục vụ đối với người cai trị.
Chân dung Ivan Kulibin. Nguồn Alltime.ru
Nữ hoàng Catherine nói chung đã không bỏ lỡ cơ hội để bổ sung bộ sưu tập đồ xa xỉ của mình. Đồng hồ “quả trứng” của nhà phát minh nổi tiếng Ivan Petrovich Kulibin, một thiên tài tự học, bao gồm 427 chi tiết. Kulibin đã dùng đôi ban tay khéo léo của mình để đưa cơ chế phức tạp này vào một vật thể có kích thước bằng một quả trứng ngỗng. Chiếc đồng hồ “quả trứng” huyền thoại đã được Kulibin hoàn thành vào tháng 3 năm 1769, sau đó nó được trao cho Catherine II.
Ivan Kulibin giới thiệu cho Nữ hoàng Catherine II chiếc đồng hồ quả trứng. Nguồn Vkontakte
Trong chiếc đồng hồ này, Kulibin đã tạo ra một bộ máy đồng hồ vô cùng tinh sảo. Bộ máy này có thể tái tạo một số giai điệu âm nhạc, và đáng kinh ngạc nhất bên trong là cả một nhà hát nhỏ. Mỗi giờ, những cánh cửa nhỏ mở ra để chúng ta có thể quan sát phía trong nơi đặt Empty tomb – quan tài của Chúa (chắc anh em theo đạo sẽ biết). Sau cảnh cửa, hai chiến binh đứng gác, sau một khoảng thời gian, từ phía của xuất hiện một thiên thần. Sau đó hòn đá gần cánh cửa rơi xuống, nắp quan tài mở ra, lính canh ngã xuống đất. Ba mươi giây sau, tiếng chuông vang lên lời cầu nguyện "Chúa Kitô phục sinh", cánh cửa đóng sầm lại. Nhà hát được kích hoạt bằng một nút đặc biệt trong trường hợp có mong muốn ngay lập tức có thể lặp lại buổi biểu diễn.
Đồng hồ "quả trứng" chế tạo bởi Kulibin. Nguồn Alltime.ru
Nữ hoàng rất ấn tượng với chiếc đồng hồ cảu bậc thầy chế tác đến nỗi bà mời ông đứng đầu các xưởng cơ khí của Viện hàn lâm Khoa học. Kulibin đồng ý! Ngày này có thể được coi là sự khởi đầu của một giai đoạn mới trong sự phát triển của Kulibin như một người mãi mãi để lại dấu ấn trong lịch sử chế tác đồng hồ thế giới. Ngày nay, chiếc đồng hồ huyền thoại của ông được giữ trong viện bảo tàng Hermitage tại Saint-Petersburg.
Cũng tại viện bảo tang này, chiếc đồng hồ chim công Peacock nổi tiếng không kém, được mua bởi Phó vương Grigory Potemkin từ nhà chế tác đồng hồ người Anh lừng danh lúc bấy giờ James Cox, cũng được trưng bày. Đồng hồ Peacock là một món quà từ Potemkin tặng Nữ hoàng Catherine II – người có đóng góp cá nhân rất nhiều cho sự phát triển của ngành đồng hồ ở Nga.
Đồng hồ chim công Peacock. nguồn Alltime.ru
Đồng hồ của Peacock được lắp ráp một cách khác thường, không theo tiêu chuẩn ngày nay. Chúng có bốn cơ chế, một đồng hồ và ba cơ chế còn lại, chịu trách nhiệm cho sự chuyển động của toàn bộ những con vật ở trong chiếc đồng hồ. Đồng hồ được vận chuyển từ London dưới dạng đã tháo rời từng bộ phận, và ai đã lắp ráp hoàn chỉnh lại? Không ai khác chính Ivan Kulibin, người lúc đó đã tham gia không chỉ vào việc sản xuất đồng hồ của riêng mình, mà ông còn lắp ráp và cải tiến các đồng hồ mẫu nước ngoài phức tạp nhất.
Kulibin lắp ráp và cải tiến chiếc đồng hồ chim công.

Chúng ta sẽ nói về điều này trong phần tiếp theo. Tôi xin dừng lại phần 1 của bài viết. Độc giả có thể đọc tiếp phần 2 tại đây


Video liên quan:

Bài viết liên quan:

by Nguyễn Quốc Sự

Sinh viên đang học tập và sinh sông tại trường Đại học chế tạo thiết bị Hàng Không Vũ Trụ Saint-Petersburg, LB Nga.

Follow me @ Facebook | Youtube

Bình Luận