Trong
phần hai tôi sẽ tiếp tục giới thiệu đến độc giả lịch sử phát triển của ngành đồng
hồ ở Nga. Ở phần đầu tiên, tôi chủ yếu tập trung vào nguồn gốc hình thành của
ngành chế tác đồng hồ Nga, đồng thời giới thiệu một vài đặc điểm, cũng như những
sự kiện quyết định quá trình sản xuất đồng hồ tại đế quốc Nga lúc bấy giờ.
Phần
đầu tiên kết thúc với những ký ức về thành tựu của Ivan Kulibin. Vào đầu năm 1770,
ông không chỉ tạo ra những chiếc đồng hồ không có đối thủ ở bất cứ đâu trên thế
giới, mà còn đứng đầu các xưởng cơ khí của Viện hàn lâm Khoa học tại
Saint-Petersburg.
Một chiếc đồng hồ bỏ túi thời Đế quốc Nga. Nguồn Alltime.ru |
Tiến
trình phát triển.
Những
hội thảo được thành lập bởi các nhà khoa học nổi tiếng thế giới người Nga: Andrei
Nartov và Mikhail Lomonosov. Các loại máy móc tuyệt vời và tinh xảo nhất được giới
thiệu trong hội thảo. Rất nhiều công cụ và thiết bị trong tay của những thợ thủ
công lành nghề làm việc dưới sự điều hành của Kulibin, đã mang lại cho ngành
công nghiệp đồng hồ trong nước những tiến bộ vượt bậc. Ngoài đồng hồ thời đó,
kính thiên văn, ống nhòm, áp kế, nhiệt kế, kính hiển vi và cân chính xác đã
được sản xuất trong các xưởng thủ công. Còn bậc thầy Ivan Kulibin, mặc dù ở vị
trí quản lý, nhưng hàng ngày ông vẫn đứng sau máy móc làm việc như một người
thợ bình thường. Tại thời điểm đó người ta vẫn thường gọi ông là phù thủy của
thế giới cơ học.
Mặt số chiếc đồng hồ "Hành tinh" được chế tác bởi Ivan Kulibin. Nguồn Alltime.ru |
Kulibin
biết về sự tò mò của Nữ hoàng Catherine đối với bầu trời, Và ông đã chế tạo ra
những thiết bị để Nữ hoàng của mình có thể quan sát thiên văn cho thoải trí tò
mò. Trong vài năm tiếp theo Kulibin đã làm một chiếc đồng hồ khác để tặng cho nữ
hoàng, chiếc đồng hồ được đặt tên là “Hành tinh”. Tất nhiên, như mọi khi, cố
máy của nó rất phức tạp. Trong chiếc đồng hồ “Hành tinh” của Kulibin có lịch âm
(lịch mặt trăng), đồng hồ có khả năng hiển
thị các mùa. Ivan Kulibin hiểu rõ cơ chế vận hành của những chiếc đồng hồ lớn,
chính vì vậy ông đã tạo ra các thiết kế cho đồng hồ tháp và đồng thời tham gia
vào việc sửa chữa những cái hiện có. Ví dụ, vào năm 1779, Kulibin đã sửa chữa đồng
hồ tháp của Cung điện Mùa đông.
Ivan
Kulibin đã đi trước thời đại, trở thành một ví dụ sinh động về mong muốn đạt được
những tiến bộ, ông đại diện cho sự khéo léo của đôi ban tay con người, mình chứng
cho vai trò của cá nhân là việc có lương tâm đã giúp rất nhiều cho đế quốc Nga
đạt được những đỉnh cao tuyệt vời trong ngành chế tạo đồng hồ. Tất nhiên,
Kulibin không phải là cá tính sáng giá duy nhất. Có những người khác, bao gồm cả
người nước ngoài.
Một
trong số đó là Michael Medoks, người Anh, được mời đến Nga vào năm 1766 với tư
cách là giáo viên toán học cho hoàng từ Paul (con trai của nữ hoàng Catherine),
người thừa kế ngai vàng. Michael Medoks không chỉ là giáo sư toán học mà còn là
nhà chế tác đồng hồ nổi tiếng. Ở Nga, ông được gọi là Mikhail Medoks, và chính ông
đã tự gọi mình như vậy trong suốt cuộc đời
ở đây, chứ không sử dụng bất kỳ cái tên Nga nào khác. Hoàng hậu Catherine ủng hộ
Mikhail Medoks, khi bà được nghe về những chiếc đồng hồ bỏ túi được chế tạo bởi
một người Anh tài năng. Sự hiện diện của Medox trong nhà xưởng của Nữ hoàng là
có lợi – bởi người nước ngoài nắm giữ những bí mật của các thợ đồng hồ sống ở
các nước châu Âu, điều đó sẽ mang đến những điều mới mẻ và sự giao thoa cho nghành
kỹ nghệ này. Medoks đã thử nghiệm và chết tạo ra những chiếc đồng hồ quả lắc đặt
trên nền nhà (phân biệt với đồng hồ để bàn và đồng hồ treo tường), nổi tiếng nhất
trong số đó là chiếc đồng hồ quả lắc do ông chế tạo đặt tại cung điện mùa đông.
Một
trong số đó là Michael Medoks, người Anh, được mời đến Nga vào năm 1766 với tư
cách là giáo viên toán học cho hoàng từ Paul (con trai của nữ hoàng Catherine),
người thừa kế ngai vàng. Michael Medoks không chỉ là giáo sư toán học mà còn là
nhà chế tác đồng hồ nổi tiếng. Ở Nga, ông được gọi là Mikhail Medoks, và chính ông
đã tự gọi mình như vậy trong suốt cuộc đời
ở đây, chứ không sử dụng bất kỳ cái tên Anh nào khác. Hoàng hậu Catherine ủng hộ
Mikhail Medoks, khi bà được nghe về những chiếc đồng hồ bỏ túi được chế tạo bởi
một người Anh tài năng. Sự hiện diện của Medoks trong nhà xưởng của Nữ hoàng là
có lợi – bởi người nước ngoài nắm giữ những bí mật của các thợ đồng hồ sống ở
các nước châu Âu, điều đó sẽ mang đến những điều mới mẻ và sự giao thoa cho ngành
kỹ nghệ này. Medoks đã thử nghiệm và chết tạo ra những chiếc đồng hồ quả lắc đặt
trên nền nhà (phân biệt với đồng hồ để bàn và đồng hồ treo tường), nổi tiếng nhất
trong số đó là chiếc đồng hồ quả lắc do ông chế tạo đặt tại cung điện mùa đông mang tên "Temple of Glory".
Đồng hồ "Temple of Glory" của Michael Medoks |
Đồng
hồ "Temple of Glory" có thiết kế cực kỳ phức tạp và đã trở thành một
viên ngọc thực sự của ngành công nghiệp đồng hồ ở Nga. Tất nhiên, luôn có những
người muốn lập luận rằng chiếc đồng hồ này không thể được coi là một thành tựu
của Nga. Vâng, trong lịch sử Nga, đặc biết là thời kỳ Sa hoàng rất nhiều người
nước ngoài được mời đến làm việc, tất nhiên họ có những đóng góp to lớn cho sự phát triển của đất
nước, và sự đóng góp này đã được tất cả mọi người công nhận. Nhà
khoa học nổi tiếng Vladimir Dahl sẽ không bị lãng quên, ông là người Đan Mạch bị
Nga hóa và luôn coi mình là người Nga. Ngày nay, Dahl được coi là một người Nga
thực sự. Thơ ca của Mikhail Lermontov đã làm phong phú nền văn hóa của nước Nga
- trong khi Lermontov lại là một người Scot. Điều tương tự cũng xảy ra với
chiếc đồng hồ “Temple of Glory” – ngay cả khi chúng được sản xuất bởi một người
Anh, nhưng được chế tạo để trở thành tài sản của Nga. Tuy nhiên, chúng ta hãy tập
trung vào bộ máy bên trong của chiếc đồng hồ này một cách chi tiết hơn, bởi đó mới
là điều đáng quan tâm chứ không phải tranh cãi về nguồn gốc của người tạo ra nó.
Vào
một thời điểm xác định, chiếc đồng hồ bằng hợp kim của đồng mạ vàng này bắt đầu
ngân vang bài thánh ca. Bức màn bao quanh các cột nổi lên. Các ống tinh thể bên
trong các cột quay, tạo hiệu ứng ánh nắng mặt trời. Cùng lúc đó, cánh cửa của hộp
nhạc mở ra, phía sau là một thác nước tuyệt đẹp. Hình ảnh nước chảy được tạo
ra bởi một bộ ống tinh thể riêng biệt xoay quanh trục của nó và di chuyển theo
chiều dọc. Những bông hoa tulip lớn bắt đầu nở rộ và chúng ta có thể quan sát
thấy con đại bàng hai đầu quốc huy của đế quốc Nga trên nhụy hoa. Những con đại
bàng, nằm trên đỉnh của các cột mạ vàng, thả những viên ngọc trai vào mỏ những chú
gà trống. Tất cả điều này diễn ra nhờ một cỗ máy duy nhất.
Đồng
hồ “Temple of Glory” đã được Medox tạo ra như một món quà tang cho Nữ hoàng
Catherine. Tuy nhiên thật tiếc bà đã không thể đươc một lần chiêm ngưỡng kiệt
tác này – lý do cho điều này là cái chết của Nữ hoàng vào năm 1796, trước khi
chiếc đồng hồ được hoàn thành. Mikhail Medoks đã làm việc từ năm 1793 đến 1806,
tức 13 năm ròng rã để tạo ra kiệt tác cơ khí này. Ngày nay, chiếc đồng hồ
Temple of Glory, được trưng bày tại bảo tàng Vũ khí hoàng gia Moscow.
Nhưng
không chỉ đồng và kim loại đã được sử dụng trong sản xuất đồng hồ. Nga đã trở
nên nổi tiếng trên toàn thế giới với một chiếc đồng hồ làm bằng gỗ, thậm trí cả
bộ máy phức tạp! bậc thầy chế tạo đồng hồ Bronnikov đã tạo ra kiệt tác khác thường
này.
Gia đình Bronnikovs |
Gia
đình Bronnikovs đến từ một ngôi làng nhỏ thuộc quận Sloboda của tỉnh Vyatka. Ban
đầu người thủ công của gia đình này không hướng sự chú ý của mình vào việc sản
xuất đồng hồ, mà họ thích thú với việc tạo ra nhạc cụ hòa tấu, những chiếc bút
thủ công, đồ nội thất, thậm trí là quan tài gỗ. Nổi tiếng nhất trong số những
người thợ của dòng họ Bronnikov là Ivan (1772 - 1847), nghệ thuật khắc gỗ được
truyền lại cho ông bằng sự kế thừa truyền thống lâu đời của gia đình. Ivan có một
con trai Semyon (1811-1875), người sau này cũng tiếp tục công việc vinh quang của
tổ tiên để lại.
Theo
truyền thuyết, một ngày nọ, một nhân viên từ thành phố đến làng. Anh đến thăm
nhà Bronnikovs, bắt gặp Semyon ở đó. Người nhân viên đưa cho Semyon một chiếc đồng
hồ vàng bỏ túi mà trước đây không ai trong làng từng nhìn thấy, kể cả Semyon
Bronnikov. Từ thời điểm đó, những suy nghĩ về việc tạo ra một chiếc đồng hồ
tương tự, nhưng từ gỗ, đã luôn xuất hiện trong đầu của chủ nhân. Semyon ngay lặp
tức bắt tay vào công việc chế tạo đồng hồ, các bộ phận được cắt cẩn thận, mài,
đánh bóng cho bộ máy đồng hồ. Mọi người từ khắp nơi, đã quen với việc mua những
chiếc quan tài, đồ nội thất từ Nhà Bronnikov, bắt đầu bày tỏ sự không hài lòng
khi ông chủ Semyon liên tục bận rộn với việc chế tạo đồng hồ và từ chối những những
đơn đặt hàng của những người khác quen, vì không đủ thời gian cho việc đó. Những
lời lăng mạ của kẻ thù xuất hiện nhiều hơn, nhưng không làm Semyon bận tâm mà
chỉ càng khiến ông quyết tâm đạt được mục tiêu của mình.
Tin
đồn về việc Semyon hóa điên đã đến tay các quan chức địa phương. Họ quyết định
gửi ông đến bệnh viện tâm thần – lúc bấy giờ là ngôi nhà dành cho những kẻ mất
trí. Tuy nhiên các bác sĩ không chấp nhận ông, vì họ tin rằng sức khỏe và tinh
thần của Semyon hoàn toàn tốt. Tuy nhiên, nhân viên bệnh viện đã ám chỉ với ông
rằng họ không muốn nhận lệnh từ quan chức chính phủ trong việc đưa ông trở lại
bênh viện, vì vậy họ yêu cầu Semyon từ bỏ ý tưởng chế tạo đồng hồ và quay trở lại
với những tác phẩm điêu khắc mà dòng họ ông đã làm bao đời nay. Chính vì vậy, Semyon hứa với các bác sĩ rằng ông sẽ
không chế tạo đồng hồ nữa, mà quay trở lại với công việc cũ. Tất nhiên với danh
tiếng và tài năng của mình, mọi người lại bắt đầu tụ tập tại nhà của Bronnikov
để lấy quan tài và đồ nội thất.
Nhưng
ông chủ của nhà xướng Bronnikov không bỏ cuộc, Semyon bí mật hoàn thiện chiếc đồng
hồ của mình. Phải mất 6 năm để hoàn thành ý tưởng của mình, chiếc đồng hồ đã
sẵn sàng ra mắt. Đó là một chiếc đồng hồ bỏ túi bằng gỗ có vẻ đẹp phi thường, đường
kính 3,5 cm. Hộp và vỏ đồng hồ làm hòa toàn từ gỗ bạch dương. Cỗ máy, mặt số và
dây đeo được làm bằng cây cọ. Dây cót, bạn thử đoán xem chúng làm từ chất liệu
gì? chỉ cần nghĩ về điều này thôi tôi nghĩ tại thời điểm đó Semyon Bronnikov chắc
chắn phải rất đau đầu, cuối cùng ông làm dây cót từ tre cứng! Kim giờ và kim giây được làm từ
cây kim ngân. Cọc số và kim phút được phủ bằng xà cừ (khảm trai).
Đồng hồ làm bằng gỗ của Bronnikov. Nguồn vostok-clock.nethouse.ru |
Vài
ngày sau, cả tỉnh nói về chiếc đồng hồ tuyệt vời. Những lời chỉ trích đáng ghen
tị và cay độc của ngày hôm qua, giờ đây đã trở thành lời ngợi ca sự sáng tạo và
tài năng của Semyon Bronnikov. Những nhà quý tộc giàu có xếp hàng với hy vọng
mua được chiếc đồng hồ bằng gỗ kỳ lạ. Nhưng Semyon đã không bán no. Và hôm nay,
sau nhiều, rất nhiều năm, chúng ta ngưỡng mộ sức chịu đựng của người đàn ông
này, bằng niềm tin vào chính mình và tài năng ông đã để lại một kiết tác cho nước
Nga nói riêng và thế giới nói chung. Bạn có thể xem video về chiếc đồng hồ này Tại đây.
Câu
chuyện về một kỷ nguyên mà cuộc cách mạng chế tác đồng hồ không thể hoàn thành nếu không đề cập đến một vài cái
tên, dòng họ. Trong khuân khổ bài viết này tôi muốn giới thiệu đến phó vương
Grigory Potemkin (người tình nổi tiếng nhất của Nữ hoàng Ekaterina đại để), xưởng
sản xuất đồng hồ của ông là một trong số hàng tá những xưởng đông hồ
nổi tiếng phục vụ đế quốc Nga lúc bây giờ. Nhưng xưởng chế tạo đồng hồ Potemkin
sẽ không thành công nếu không có sự tham gia của nhà chế tác đồng hồ Thụy Điển
Peter Nordstein. Năm 1775, Nordstein trở thành bậc thầy chế tác tại nhà máy
Potemkin ở Dubrovno. Phó vương Potemkin đã tài trợ cho người thợ Thủy Điển 12
nghìn rúp trong 10 năm (vào thời đó đây là một số tiền khổng lồ), sau đó
Nordstein đã tuyển dụng 33 chàng trai trẻ trong số các gia đình thiên chúa giáo.
Trong thời gian ngắn nhất, Peter Nordstein đã dạy cho người thợ trẻ công việc của
mình để họ có thể khắc, mạ vàng và làm vỏ đồng hồ. Họ biết, thông thạo tất cả
những kỹ thuật phức tạp của quá trình tráng men, xử lý lò xo, bắt đầu có thể tự
chế tạo các bộ phận, chi tiết. Mọi thứ không chỉ giới hạn ở đồng hồ bỏ túi -
"Potemkinites" (những người thợ làm trong xưởng của Potemkin) đã
thành công trong việc sản xuất những chiếc đồng hồ lớn (đồng hô treo tường và đồng
hồ để bàn), Thậm trí cả những chiếc đồng hồ trên các tòa tháp.
Đồng hồ bỏ túi Pavel Bure. Nguồn Alltime |
Năm
1815 trở thành thời điểm thành lập thương hiệu Pavel Bure. Những người hâm mộ
khúc côn cầu, gần như sẽ biết tới cầu thủ khúc côn cầu nổi tiếng Pavel Bure,
người đã nhận được biệt danh “Russian Rocket” ở Mỹ vào giữa những năm 90 của thế
kỷ 20, là hậu duệ của người sáng lập nhà đồng hồ Bure.
Những mẫu đồng hồ bỏ túi của Pavel Bure. Nguồn Alltime.ru |
Các trang lịch sử tiếp theo của đồng hồ Nga và hãng Bure cùng với một vài công
ty, trở thành trang cuối cùng trong ngành đồng hồ của nước Nga thời tiền cách mạng.
Chúng ta sẽ nói về điều này nhiều hơn nữa trong phần tiếp theo Phần 3.
Độc giả có thể tiếp tục đọc phần 3 của bài viết tại đây
Bài viết liên quan:
Bình Luận